Vỗ ợ hơi có ảnh hưởng cột sống không? Cách thực hiện đúng cách

MẸ & BÉ

Vỗ ợ hơi có ảnh hưởng cột sống không? Cách thực hiện đúng cách

authorBy Đặng Nguyệt
Share on
Share on
Vỗ ợ hơi có ảnh hưởng cột sống không? Cách thực hiện đúng cách

Tìm hiểu khi vỗ ợ hơi có ảnh hưởng cột sống không? Đây là nỗi lo của không ít ba mẹ khi thực hiện thao tác vỗ ợ hơi cho con. Bởi lẽ nhiều người cho rằng cho trẻ ợ hơi ở tư thế đặt trẻ ngồi lên đùi và vỗ có thể gây ra những vấn đề liên quan đến cột sống. Vậy có đúng là như vậy hay không? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin sau.


Vỗ ợ hơi có ảnh hưởng cột sống không?


Theo các chuyên gia và tiến sĩ trong ngành, vỗ ợ hơi có thể gây ảnh hưởng đến cột sống của trẻ. Trẻ có tư thế ngồi chưa vững, do đó, khi được đặt lên đùi mẹ để ợ hơi, con chưa thể ngồi thẳng được. Bởi vậy, con cần ba mẹ tác động vào cơ thể thì lưng mới không bị cong.


Tuy nhiên, để biết được vỗ ợ hơi có ảnh hưởng cột sống không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong suốt quá trình phát triển của bé. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên vỗ ợ hơi cho bé ở tư thế người con thẳng và dựa vào vai, thay vì cho con ngồi lên đùi và vỗ. Đó là tư thế sẽ hạn chế được nguy cơ ảnh hưởng cột sống.


vỗ ợ hơi có ảnh hưởng cột sống không


Vì sao nên cho trẻ ợ hơi?


Trẻ sơ sinh thường nuốt phải không khí khi ăn, do đó dễ bị đầy hơi. Ợ hơi có thể giúp giảm tình trạng đầy hơi và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Đây là lý do hàng đầu mà nhiều ba mẹ thực hiện vỗ ợ hơi cho bé. Ngoài ra, nhiều người cũng tin rằng ợ hơi làm giảm nguy cơ ọc sữa.


Theo đó, vỗ ợ hơi sẽ giúp không khí ra khỏi dạ dày của bé, và khiến con cảm thấy thoải mái hơn. Điều này cũng góp phần giúp con no lâu và ngủ ngon giấc hơn. 


Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra việc vỗ ợ hơi là không cần thiết. Ngay cả khi ợ hơi có thể làm giảm khí, nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy ba mẹ bắt buộc phải vỗ ợ hơi cho bé sau mỗi bữa ăn. Việc không cho trẻ ợ hơi cũng không làm ảnh hưởng gì cho bé, mà thậm chí làm điều này còn dấy lên lo lắng vỗ ợ hơi có ảnh hưởng cột sống không.


Vỗ ợ hơi cho trẻ đúng cách không ảnh hưởng cột sống


Để giúp con nhận được một số lợi ích từ việc ợ hơi, ba mẹ cần thực hiện thao tác vỗ ợ hơi đúng cách. Làm sai cách có thể khiến con gặp những rủi ro như nôn trớ và cong cột sống… Tham khảo những mẹo để vỗ ợ hơi cho bé chuẩn khoa học như dưới đây mà không gây ảnh hưởng đến cột sống của con.


vỗ ợ hơi có ảnh hưởng cột sống không


Các cách vỗ ợ hơi cho trẻ


Cách 1: Mẹ đặt một chiếc khăn sạch lên vai rồi ngồi thẳng và để đầu, cằm bé tựa vào vai, thân người bé áp vào ngực mẹ.. Lưu ý không để vai kẹp cổ hoặc họng của em bé. Bắt đầu xoa hoặc vỗ nhẹ (chụm bàn tay lại) vào lưng trẻ cho đến khi con ợ hơi. 


Cách 2: Để bé nằm sấp trên cánh tay, sao cho đầu con cao hơn ngực. Rồi mẹ dùng lòng bàn tay xoa vào lưng bé theo hình tròn. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé nằm sấp ngang trên đùi sao cho đầu bé nằm ở 1 chân và để bụng bé được đặt lên bên chân còn lại. Sau đó, xoa hoặc vỗ nhẹ cho con. 


Cách 3: Để bé ngồi thẳng trên đùi mẹ, dùng lòng bàn tay đỡ cằm của bé và phần cổ tay đỡ phần ngực bé. Tay còn lại nhẹ nhàng vỗ vào lưng bé. Mẹ có thể để bé ngồi hơi nghiêng về đằng trước để đẩy hơi ra dễ dàng hơn.


Mẹ có thể chọn 1 cách cảm thấy dễ làm nhất trong 3 cách trên mà không cần lo lắng vỗ ợ hơi có ảnh hưởng cột sống bé không. Bởi lẽ, trong số những cách này, con đều được mẹ nâng đỡ, tránh trường hợp con ngồi không có điểm tựa khiến cột sống bị ảnh hưởng ít nhiều.


Một lưu ý rằng trong tất cả các tư thế này, điều quan trọng nhất là phải nâng đỡ đầu và cổ của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh vì con chưa kiểm soát đầu tốt. 


vỗ ợ hơi có ảnh hưởng cột sống không


Nên cho trẻ ợ hơi khi nào, trong bao lâu?


Các bậc phụ huynh có thể vỗ ợ hơi cho con trong hoặc sau bữa ăn của bé. Đối với trẻ bú mẹ, hãy cho trẻ ợ hơi trước khi chuyển sang vú bên kia. Đối với trẻ bú bình, mẹ có thể cho con ợ hơi sau khi con bú được khoảng 60ml hoặc khi con quấy khóc và bỏ ăn. 


Bạn nên cho vỗ ợ hơi cho trẻ trong vài phút. Tuy nhiên, nếu trẻ không ợ hơi hoặc không còn tỏ vẻ khó chịu, bạn nên dừng lại, không cần cho trẻ ợ hơi nữa.


Làm gì nếu trẻ vẫn không ợ hơi?


Không phải em bé nào cũng sẽ ợ hơi sau khi mẹ vỗ ợ hơi. Khi bé không ợ hơi mà vẫn quấy khóc, bạn có thể thử những mẹo sau:


- Xoa bóp bụng cho bé

- Đặt bé nằm ngửa, và di chuyển chân cho con để giúp khí thoát dần ra

- Giữ trẻ có tiền sử ọc hoặc trớ ở tư thế thẳng sau khi con vừa bú xong

- Bế bé và vỗ về. Việc bé được âu yếm trong vòng tay ba mẹ sẽ giúp con bớt quấy khóc hơn

- Làm bé mất tập trung: Giữ con ở tư thế thẳng đứng và đi xung quanh rồi cho con xem các đồ vật khác để con không còn quấy khóc.


Hầu hết trẻ đều sẽ nuốt ít không khí hơn trong khi ăn từ 4-6 tháng tuổi. Và đến thời điểm con đã ổn sau khi ăn, bạn không cần thiết phải vỗ ợ hơi cho con nữa.


Vỗ ợ hơi có ảnh hưởng cột sống không là câu hỏi không khó để trả lời. Nếu bạn thực hiện tư thế và thao tác vỗ ợ hơi cho bé đúng cách, bạn có lẽ không cần lo ngại về vấn đề này.


Tuy nhiên, hãy ghi nhớ rằng cột sống của bé có thể ảnh hưởng do nhiều nguyên nhân khác nhau, và vỗ ợ hơi không phải là lý do duy nhất. Với những thông tin quan trọng liên quan đến vỗ ợ hơi, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về cách vỗ hơi để từ đó chăm sóc bé tốt hơn.

About the author

Cô gái yêu thích marketing và viết lách.

author

Đặng Nguyệt

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!