Mẹ & bé
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Một em bé gần sáu tháng tuổi đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư mắt hiếm gặp sau khi mẹ bé nhận thấy điều gì đó kỳ lạ khi quan sát con trai mình trên màn hình.
Một đêm nọ, khi mẹ của Benny đang theo dõi cậu bé qua camera giám sát, cô nhận thấy một bên mắt của con trai mình phát sáng trên màn hình nhưng con mắt còn lại thì hoàn toàn chỉ có màu đen.
Ban đầu cô nghĩ đôi mắt có màu sắc khác nhau là do lỗi trên màn hình, nhưng khi điều này lặp lại, mẹ của Benny đã ngay lập tức đưa cậu đến gặp bác sĩ nhi khoa.
Sau khi chụp MRI, các bác sĩ chẩn đoán cậu bé 6 tháng tuổi mắc u nguyên bào võng mạc, một loại ung thư võng mạc rất hiếm gặp, phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.
Thay vì hóa trị thông thường, các bác sĩ đã điều trị cho anh bằng cách đặt một ống thông siêu nhỏ, mỏng như sợi chỉ, vào động mạch ở chân và chạy qua cơ thể đến khối u trong mắt để truyền hóa trị trực tiếp.
Hiện cậu bé đã được 18 tháng tuổi và đang hồi phục. Cậu bé luôn mỉm cười và trò chuyện với các bác sĩ và y tá.
Tiến sĩ Eric Hansen, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại trung tâm mắt của Đại học Utah, nói với KSL.com: "Trong trường hợp của Benny, chúng tôi thực sự may mắn... vì camera giám sát không có phần mềm tích hợp để loại bỏ phản xạ màu đỏ, giúp dễ dàng phát hiện ra điều bất thường của bé."
Nguyên nhân gây bệnh của ung thư võng mạc thường do bất thường trên nhiễm sắc thể (NST) số 13, trong đó 60% số trường hợp chỉ biểu hiện bệnh lý tại mắt còn 40% có biểu hiện toàn thân. NST 13 chịu trách nhiệm kiểm soát sự phân chia của tế bào võng mạc, nơi chịu trách nhiệm cho sự nhìn của mắt. Trên trẻ có bệnh, sự phân chia tế bào võng mạc không được kiểm soát gây nên ung thư của võng mạc.
Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ trong đó 95% trẻ mắc bệnh dưới 5 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh được ghi nhận từ 1/15000 đến 1/18.000 trẻ mới sinh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời khối u sẽ phát triển rất nhanh không chỉ làm bệnh nhân mất thị lực mà còn có thể di căn đến nhiều nơi trong cơ thể như hệ thần kinh trung ương, tủy xương, xương gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo bệnh viện Mắt Trung ương, bệnh u nguyên bào võng mạc có biểu hiện rất đa dạng, chủ yếu bệnh nhân có dấu hiệu ánh đồng tử trắng (là đốm trắng ở giữa đồng tử/lòng đen của mắt), dấu hiệu này có thể dễ dàng nhận thấy khi chụp ảnh cho trẻ thay cho hình ảnh dấu hiệu mắt đỏ khi chụp ảnh là ‘ánh mắt mèo mù’. Tuy nhiên không phải tất cả các trẻ có dấu hiệu ánh đồng tử trắng đều bị ung thư võng mạc vì vậy khi nào trẻ có dấu hiệu ánh đồng tử trắng cũng nên đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để có chẩn đoán xác định.
Dấu hiệu hay gặp thứ hai của bệnh là lác, mắt của trẻ không nhìn thẳng mà có thể lác vào trong hoặc ra ngoài. Ngoài ra, trẻ bị bệnh này có thể có biểu hiện mắt đau, đỏ, nhìn kém, lồi mắt, dị sắc mống mắt (màu sắc lòng đen hai mắt khác nhau), mắt giãn to…
Do vậy những trường hợp trẻ có các biểu hiện nghi ngờ, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa mắt uy tín để kịp thời thăm khám và điều trị.
S. Reen
Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội
Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882
Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn
Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.